• CHÚNG TÔI CUNG CẤP DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO BỆNH NHÂN TRÊN TOÀN THẾ GIỚI

  • PHÒNG KHÁM PHỤ KHOA UY TÍN - CHẤT LƯỢNG TẠI VIỆT NAM

Tại sao khi hành kinh lại bị đau bụng dữ dội, giải pháp thế nào?

Ngày đăng : 09-10-2024 - Lượt xem : 18

Cơn đau bụng kinh là hiện tượng phổ biến mà hầu như chị em phụ nữ đều trải qua, đặc biệt là trước và trong chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, mức độ đau lại khác nhau ở mỗi người, chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như thể trạng, tình trạng sức khỏe, hay các vấn đề bệnh lý tiềm ẩn. Vậy tại sao khi hành kinh lại bị đau bụng dữ dội và giải pháp ra sao hãy theo dõi bài viết dưới đây sẽ rõ nhé.

ĐAU BỤNG KINH LÀ HIỆN TƯỢNG THẾ NÀO?

Hiện tượng đau bụng kinh là tình trạng chị em phụ nữ cảm thấy đau ở vùng bụng dưới mỗi khi kỳ kinh nguyệt ghé thăm. Cường độ và tính chất của cơn đau có thể khác biệt tùy vào sức khỏe và cơ địa mỗi người, từ những cơn đau âm ỉ kéo dài đến đau dữ dội theo từng đợt.

Đau bụng kinh thường xuất hiện ở tuổi dậy thì hoặc giai đoạn tiền mãn kinh, đây là hiện tượng sinh lý bình thường và ít đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu cơn đau quá nghiêm trọng và không xuất hiện trong hai giai đoạn chuyển giao này, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo về các bệnh lý phụ khoa tiềm ẩn, và được gọi là đau bụng kinh bệnh lý.

Triệu chứng của đau bụng kinh: Theo chia sẻ của các chuyên gia tại Đa khoa Hoàn Cầu, các dấu hiệu của đau bụng kinh thường bao gồm:

Cảm giác đau âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng bụng dưới.

♦ Cơn đau có thể lan rộng xuống đùi, xương chậu hoặc vùng bẹn.

♦ Ngực căng tức và đầu ngực đau nhẹ.

♦ Đau đầu, đau lưng, toát mồ hôi lạnh, cảm giác hoa mắt, chóng mặt và mệt mỏi.

♦ Có thể sốt nhẹ kèm theo.

♦ Triệu chứng đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa, thậm chí tiêu chảy.

♦ Tâm trạng thay đổi, dễ nổi nóng, cáu gắt vô cớ.

♦ Da trở nên nhờn và nổi nhiều mụn hơn bình thường.

VẬY TẠI SAO KHI HÀNH KINH LẠI BỊ ĐAU BỤNG DỮ DỘI

Có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn khiến chị em phụ nữ gặp phải đau bụng kinh trong kỳ kinh nguyệt, bao gồm:

Lạc nội mạc tử cung

Đây là tình trạng lớp niêm mạc tử cung không nằm đúng vị trí, mà di chuyển đến các khu vực khác như cổ tử cung, buồng trứng, vòi trứng hoặc ổ bụng. Khi nằm ngoài tử cung, niêm mạc này vẫn phát triển và dày lên như bình thường, gây ra cơn đau dữ dội. Nếu không điều trị, lạc nội mạc tử cung có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Viêm vùng chậu

Bệnh lý này bao gồm viêm nhiễm tử cung, ống dẫn trứng và có thể lan đến buồng trứng cùng các cơ quan khác trong vùng chậu. Triệu chứng bao gồm sốt, ớn lạnh, đau lưng, ra khí hư bất thường và đau khi quan hệ. Nếu không chữa trị kịp thời, viêm vùng chậu có thể gây dính vùng chậu và làm tăng cơn đau bụng mỗi chu kỳ kinh.

Hội chứng tắc nghẽn vùng chậu

Đây là tình trạng giãn mạch máu trong vùng chậu, dẫn đến sung huyết vùng này. Nội soi ổ bụng thường cho thấy tĩnh mạch bị giãn trong khu vực xương chậu và các dây chằng bám vào tử cung, gây cảm giác căng tức và đau mỗi khi kinh nguyệt đến.

Tử cung không bình thường hoặc dị tật bẩm sinh

Một số phụ nữ có tử cung nghiêng quá mức về phía trước hoặc phía sau, gây cản trở lưu thông máu. Điều này khiến tử cung thiếu oxy, dẫn đến những cơn co thắt nghiêm trọng hơn trong kỳ kinh.

Màng trinh đóng kín

Dị tật này làm tắc ống âm đạo, khiến máu kinh không thể thoát ra ngoài và bị ứ đọng trong tử cung. Điều này có thể dẫn đến đau bụng kinh dữ dội và làm tăng nguy cơ lạc nội mạc tử cung.

U xơ tử cung

Những khối u hình thành trong mô cơ tử cung có thể tăng kích thước trong thời gian mang thai và thu nhỏ sau mãn kinh. U xơ tử cung gây ra đau bụng dữ dội, đau vùng chậu và chảy máu kinh nhiều hơn bình thường.

Hẹp ống cổ tử cung

Khi cổ tử cung quá hẹp, cơ tử cung phải co bóp mạnh hơn để đẩy máu kinh ra ngoài, dẫn đến đau đớn nhiều hơn trong kỳ kinh nguyệt.

Các yếu tố khác

Yếu tố di truyền, căng thẳng tâm lý, thừa cân, xuất hiện kinh nguyệt lần đầu trước tuổi 11, hoặc thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá cũng có thể làm tăng mức độ đau bụng kinh.

TÁC HẠI CỦA TÌNH TRẠNG ĐAU BỤNG KINH

Theo ý kiến của các chuyên gia, đau bụng kinh không chỉ tác động đến sức khỏe và tâm lý của chị em phụ nữ, mà còn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, vì vậy cần được điều trị kịp thời và đúng cách.

Việc xác định nguyên nhân cụ thể của tình trạng đau bụng kinh có thể gặp khó khăn, do đó, để hỗ trợ điều trị hiệu quả, cần phải dựa trên từng mức độ và nguyên nhân cụ thể. Các chuyên gia tại Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu chia sẻ rằng cơn đau bụng kinh có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau, và để tìm ra giải pháp phù hợp, việc chẩn đoán chính xác là rất quan trọng.

Chữa đau bụng khi hành kinh tại Đa Khoa Hoàn Cầu

Tùy theo mức độ nghiêm trọng, bệnh nhân có thể được điều trị bằng các phương pháp khác nhau. Với những trường hợp nhẹ, việc sử dụng thuốc để cân bằng nội tiết có thể đủ để giảm bớt cơn đau. Tuy nhiên, đối với những ca đau bụng kinh nặng do nguyên nhân bệnh lý, có thể cần đến các tiểu phẫu nhằm ngăn ngừa những biến chứng tiêu cực đến khả năng sinh sản.

Hiện tại, Đa Khoa Hoàn Cầu áp dụng những phương pháp tiên tiến nhất, được thực hiện bởi đội ngũ y chuyên gia có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe phụ nữ. Kết hợp với hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại và môi trường thủ thuật vô trùng, phòng khám đảm bảo quy trình điều trị đau bụng kinh diễn ra an toàn và hiệu quả.

Ngoài ra, chi phí điều trị tại phòng khám luôn được công khai minh bạch và trao đổi trực tiếp với bệnh nhân, giúp chị em an tâm hơn khi lựa chọn thăm khám tại Đa Khoa Hoàn Cầu.

Chúng ta đã cập nhật thông tin xoay quanh tại sao khi hành kinh lại bị đau bụng dữ dội cũng như giải pháp điều trị. Nếu còn bất cứ câu hỏi, thắc mắc về tình trạng đau bụng kinh hay những câu hỏi liên quan chỉ cần Nhấp vào Bảng chat, đội ngũ chuyên gia chúng tôi nhanh chóng hỗ trợ ngay.

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người

Bài viết liên quan