• CHÚNG TÔI CUNG CẤP DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO BỆNH NHÂN TRÊN TOÀN THẾ GIỚI

  • PHÒNG KHÁM PHỤ KHOA UY TÍN - CHẤT LƯỢNG TẠI VIỆT NAM

Tìm hiểu đi tiểu ra máu ở nữ giới

Ngày đăng : 22-02-2021 - Lượt xem : 611

Thông thường, khi chị em phát hiện tiểu ra máu thì nghĩ ngay đến hệ tiết niệu có vấn đề như thận, bàng quang, niệu quản. Hoặc có tai nạn chấn thương phần mềm cũng ảnh hưởng đến hệ bài tiết. Tuy nhiên, ngoài hai điều trên, liệu còn nguyên nhân nào khác gây ra tình trạng này? Tìm hiểu Tìm hiểu đi tiểu ra máu ở nữ giới để có câu trả lời nhá!

PHÂN BIỆT CÁC TRƯỜNG HỢP TIỂU RA MÁU

Hiện tượng tiểu ra máu thực chất là lượng hồng cầu trong nước tiểu tăng cao. Tuy nhiên, không phải lúc nào mắt cũng thấy rõ máu đi ra theo dòng nước. Theo y học, tiểu ra máu được chia thành 2 loại là tiểu máu vi thể và tiểu máu đại thể.

Tiểu máu vi thể

+ Mắt không quan sát được, nhưng khi xét nghiệm nước tiểu cho thấy hồng cầu có số lượng hơn 10.000 trong 1 ml nước tiểu.

+ Chỉ có thể phát hiện khi xét nghiệm định kỳ sức khỏe ở các cơ sở y tế.

Tiểu máu đại thể

+ Mắt quan sát được dễ dàng.

+ Tùy vào tình trạng bệnh mà máu có mức độ hồng nhạt, đỏ hoặc đỏ thẫm kèm máu cục.

Phân biệt các trường hợp đi tiểu ra máu

ĐI TIỂU RA MÁU Ở NỮ CỤ THỂ LÀ BỆNH GÌ?

Viêm nhiễm trùng ở đường tiết niệu

Đây là trường hợp phổ biến nhất ở nữ giới. Vì tỉ lệ mắc bệnh ở chị em cao hơn hẳn nam giới. Theo Viện Tiểu đường Bệnh tiêu hóa và Thận Hoa Kỳ, có khoảng ít nhất là 40% phụ nữ từng bị nhiễm trùng ở đường tiết niệu.

Cụ thể, vi khuẩn thâm nhập từ ruột thông qua đồ ăn, di chuyển xuống niệu đạo và ống dẫn tiểu. Trên con đường di chuyển, vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng ở thận, bàng quang, niệu quản hoặc ống dẫn tiểu. Hoặc nấm, ký sinh trùng xâm nhập từ lỗ tiểu, gây nhiễm trùng ở hệ tiết niệu.

Biểu hiện của bệnh là thường xuyên đi tiểu và đột ngột, không kiểm soát được. Ngoài ra còn có:

+ Màu nước tiểu đổi màu.

+ Cảm giác đau buốt ở lỗ tiểu khi đi tiểu.

+ Vùng bụng dưới cảm thấy bỏng rát.

Biến chứng của bệnh có thể gây tắc nghẽn, suy giảm chức năng lọc chất ở thận. Ngoài ra, bệnh còn gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục và chức sinh sinh lý của phụ nữ.

Viễm nhiễm vùng âm đạo

Đây là bệnh phụ khoa phổ biến, rất dễ mắc phải ở chị em. Nguyên nhân chủ yếu là do nấm, ký sinh trùng tấn công và gây viêm nhiễm ở vùng âm đạo.

Biểu hiện của bệnh khiến vùng kín ngứa ngáy, khí hư có sự bất thường về máu sắc, trạng thái và mùi. Khi quan hệ thì cảm thấy đau buốt.

Viêm ở vùng cổ tử cung

Là tình trạng viêm nhiễm do các vi khuẩn có hại gây nhiễm trùng tại cổ tử cung. Lúc này ở cổ tử cung sẽ xuất hiện tình trạng lở loét, tổn thương, khiến người bệnh cảm thấy đau đớn. Người bệnh còn gặp phải các dấu hiệu như khí hư chuyển sang màu sắc trắng đục, vàng nhạt bất thường.

Khi đi tiểu tiện người bệnh sẽ cảm thấy tiểu buốt và đôi khi tiểu ra máu. Tình trạng xuất huyết bất thường còn dễ xảy ra khi người bệnh quan hệ tình dục.

Viêm nhiễm ở phần phụ

Viêm phần phụ là tình trạng viêm nhiễm ở các cơ quan phía trên của hệ sinh sản như buồng trứng hay vòi tử cung.

Bệnh cần được điều trị kịp thời nếu không muốn biến chứng gây ra làm ảnh hưởng đến chức năng sinh sản ở nữ giới.

Người bệnh bị viêm phần phụ thường xuất hiện các triệu chứng: tiểu buốt rát, tiểu chảy mủ hoặc máu, xuất huyết tử cung, đau bụng dưới, rong kinh, sốt và rối loạn tiêu hóa...

Sỏi xuất hiện ở đường tiết niệu

Khoáng chất dư thừa từ nguồn thức ăn, thức uống, hoặc thuốc có thể hình thành sỏi trong bàng quang và thận.

Sỏi có thể làm rách hoặc trầy xước niêm mạc đường tiết niệu và các cơ quan liên quan. Máu từ những vết thương này có thể hòa lẫn với nước tiểu, dẫn đến tiểu ra máu.

Các triệu chứng của bệnh như: nước tiểu màu hồng, đỏ hoặc nâu, đi tiểu thường xuyên, tiểu không tự chủ, tiểu buốt, nước tiểu đục hoặc có mùi khác thường.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ sỏi thận là uống không đủ nước, ăn nhiều muối, bệnh đường tiêu hóa như bệnh Crohn hay viêm loét đại tràng, các vấn đề về tuyến giáp, thừa cân hoặc béo phì, theo Medicine News Line.

Đi tiểu ra máu ở nữ là bệnh gì?

Bệnh lạc nội mạc ở tử cung

Lạc nội mạc tử cung xảy ra khi các mô mà lẽ ra chúng phải phát triển bên trong tử cung thì lại phát triển ở bên ngoài tử cung. Lạc nội mạc tử cung thường liên quan đến các khu vực như lớp lót ngoài của tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng.

Tiểu ra máu đi kèm với đau lưng dưới nghiêm trọng có thể là dấu hiệu của lạc nội mạc tử cung.

Nếu không điều trị, lạc nội mạc tử cung có thể gây vô sinh.

Bệnh ung thư

Ung thư thận hoặc bàng quang cũng có thể gây tiểu ra máu. Tuyệt đối không nên đợi máu xuất hiện trở lại rồi mới đi khám.

+ Ung thư bàng quang có thể khiến đi tiểu nhiều lần hơn hoặc ít hơn.

+ Ung thư thận thường không ảnh hưởng rõ nét đến việc tiểu tiện, nhưng có thể gây đau lưng dưới, theo Medicine News Line

Bệnh lây truyền qua đường quan hệ tình dục

Các bệnh lây qua đường tình dục phổ biến bao gồm mụn rộp sinh dục, bệnh lậu hay Chlamydia…

Bệnh gây ra tình trạng tiểu buốt ra máu. Bên cạnh đó người bệnh cũng gặp phải các dấu hiệu khác như:

+ Lỗ niệu đạo ngứa ngày, ớn lạnh, đau lưng, lên cơn sốt.

+ Vùng kín xuất hiện các vết loét hoặc mụn gây ngứa, đau rát khó chịu.

+ Buồn tiểu nhiều lần trong ngày, khi đi tiểu thấy đau rát và đau bụng dưới.

+ Khí hư hôi tanh, có lẫn máu và mủ.

Khi bị mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục bạn cần điều trị sớm, nếu không sẽ dễ lây nhiễm sang cho bạn tình. Những căn bệnh này cũng gây ra nhiều biến chứng cho sức khỏe sinh sản mà nặng nhất là là gây ra nguy cơ vô sinh hiếm muộn.

Hormone mất cân bằng

Sự mất cân bằng các nội tiết tố sinh dục trong cơ thể như estrogen và progesteron khiến cho vùng kín của bạn bị khô rát và dễ bị tổn thương. Khi vùng kín bị tổn thương, bạn sẽ cảm thấy tiểu buốt rát khó chịu, có khi ra máu bất thường.

Mất cân bằng hormone thường xuất hiện ở người mắc bệnh về tuyến yên hoặc tuyến giáp. Ngoài ra mất cân bằng hormone không chỉ do tình trạng bệnh lý mà đôi khi còn có thể do nguyên nhân sinh lý.

Hi vọng những thông tin về Đi tiểu ra máu ở nữ là bệnh gì? được tổng hợp từ các chuyên gia Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu sẽ giúp chị em có thêm kiến thức về sức khỏe sinh sản tốt hơn. Hãy gọi ngay đến hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới để được tư vấn kĩ hơn các dấu hiệu bệnh viêm âm đạo nhé.

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người

Bài viết liên quan