• CHÚNG TÔI CUNG CẤP DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO BỆNH NHÂN TRÊN TOÀN THẾ GIỚI

  • PHÒNG KHÁM PHỤ KHOA UY TÍN - CHẤT LƯỢNG TẠI VIỆT NAM

Siêu âm thai đầu nhỏ là gì và có nguy hiểm không ?

Ngày đăng : 27-11-2017 - Lượt xem : 2857

Hỏi: Chào chuyên gia, cháu năm nay 27 tuổi và đang mang thai được 28 tuần. Trong lần siêu âm gần đây nhất, kết quả siêu âm cho thấy em bé có nguy cơ bị đầu nhỏ, khiến cháu cảm thấy vô cùng hoang mang, lo lắng. Bác sĩ vui lòng cho cháu hỏi siêu âm thai đầu nhỏ là gì và có nguy hiểm không? Mong sẽ sớm nhận được hồi âm từ chuyên gia. Cháu xin cảm ơn. (X. Quỳnh – TPHCM).

Trả lời: Xin chào X. Quỳnh, rất cảm ơn bạn đã tín nhiệm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Với câu hỏi này, các chuyên gia xin trả lời như sau.

Siêu âm thai đầu nhỏ là gì?

Ở các tuần 12, 22 và 32 của thai kỳ, trong quá trình siêu âm các chuyên gia sẽ tiến hành đo kích thước phần đầu của thai nhi để xác định dị tật đầu nhỏ ở thai nhi.

Việc đo vòng đầu của thai nhi có thể đánh giá phần nào sự phát triển của não bộ của trẻ. Tuy nhiên, khi còn trong bụng mẹ, kết quả siêu âm thai đầu nhỏ chỉ thật sự nguy hiểm khi kích thước vòng đầu dưới 2 độ lệch chuẩn.

Siêu âm thai đầu nhỏ là gì và có nguy hiểm không?

Siêu âm thai đầu nhỏ là gì và có nguy hiểm không?

Thai đầu nhỏ là tình trạng phần đầu của bé nhỏ hơn nhiều so với dự kiến. Trong thời gian mang thai, đầu thai nhi phát triển vì não bộ của bé phát triển. Vòng đầu thai nhi càng nhỏ thì khả năng gặp phải các vấn đề liên quan đến thần kinh càng lớn.

Tật đầu nhỏ xảy ra có thể là do não của bé chưa phát triển đầy đủ trong khi mang thai hoặc ngừng phát triển sau khi sinh. Dị tật đầu nhỏ ở thai nhi có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân như:

► Mẹ bầu bị nhiễm một số loại virus (có thể là virus zika) trong quá trình mang thai.

► Thai nhi bị thiếu oxy.

► Dị tật hẹp sọ, bất thường nhiễm sắc thể do di truyền.

► Mẹ bầu bị suy dinh dưỡng hay mắc chứng rối loạn di truyền.

Tật đầu nhỏ có thể là một tình trạng riêng biệt, nghĩa là nó có thể xảy ra mà không đi kèm với dị tật bẩm sinh lớn nào khác, hoặc xảy ra song song với các dị tật bẩm sinh lớn khác.

Siêu âm thai đầu nhỏ có nguy hiểm không?

Siêu âm thai đầu nhỏ có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, cụ thể như: Kết quả các chỉ số liên quan, tư thế của thai nhi tại thời điểm siêu âm, máy móc, trình độ của chuyên gia đọc kết quả siêu âm…

Siêu âm thai đầu nhỏ là gì và có nguy hiểm không?

Siêu âm thai đầu nhỏ là gì và có nguy hiểm không?

Trong trường hợp thai nhi có chỉ số lưỡng đỉnh chỉ nhỏ hơn một chút so với chỉ số trung bình và vẫn nằm trong khoảng cho phép, thì có nghĩa là hiện tại thai nhi vẫn phát triển bình thường, do vậy các mẹ bầu không cần quá lo lắng, nhưng vẫn cần theo dõi sức khỏe theo hướng dẫn của chuyên gia.

Tuy nhiên, nếu các chỉ số có sự khác biệt rõ rệt và độ lệch chuẩn quá nhiều có thể sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của bé. Cụ thể:

⇒ Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ: Thai đầu nhỏ có thể là dấu hiệu cho thấy não bộ của bé không phát triển bình thường trong thời kỳ mang thai, hoặc ban đầu bộ não phát triển bình thường nhưng sau đó bị tổn thương và ngừng phát triển tại một thời điểm nào đó. Từ đó ảnh hưởng đến trí tuệ và khả năng phát triển của bé.

⇒ Gây ra một loạt các vấn đề khác: Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của tật đầu nhỏ mà các bé sau khi sinh ra có thể gặp phải một số vấn đề như: Động kinh; chậm phát triển; khuyết tật trí tuệ; gặp các vấn đề về đi lại và giữ thăng bằng, vấn đề ăn uống (khó nuốt), các vấn đề về thính lực và thị lực…

Lời khuyên

Tật đầu nhỏ ở thai nhi có thể để lại nhiều biến chứng khôn lường. Vì thế trong thời gian mang thai, các mẹ bầu hãy thực hiện siêu âm thai định kỳ theo đúng lịch, nhất là 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ, để sớm phát hiện dị tật đầu nhỏ và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Hy vọng, qua những thông tin được chia sẻ bên trên sẽ giúp các mẹ bầu biết được siêu âm thai đầu nhỏ là gì và có nguy hiểm không? Mọi thắc mắc có liên quan vui lòng nhấp vào bảng chat bên dưới để được chuyên gia giải đáp cụ thể hơn.

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người

Bài viết liên quan