• CHÚNG TÔI CUNG CẤP DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO BỆNH NHÂN TRÊN TOÀN THẾ GIỚI

  • PHÒNG KHÁM PHỤ KHOA UY TÍN - CHẤT LƯỢNG TẠI VIỆT NAM

Tình trạng tê đầu ngón tay khi mang thai

Ngày đăng : 22-06-2019 - Lượt xem : 1188

Suốt chín tháng mang thai chị em phụ nữ sẽ gặp rất nhiều những sự thay đổi và cả các tình trạng mệt mỏi, dễ buồn vui, cảm xúc thất thường đi kèm. Và một trong những tình trạng phổ biến thường gặp khiến mẹ bầu cảm thấy vô cùng bất tiện và lo sợ đó là tê đầu ngón tay khi mang thai. Vậy vì sao xảy ra tình trạng này và có giải pháp nào để khắc phục hay không? Một vài nội dung được trình bày từ bài viết sau sẽ giúp bạn có được đáp án chính xác!

Muốn biết rõ nguyên nhân và cách chữa tê đầu ngón tay khi mang thai?

>>> Hãy click [chat] ngay cùng chuyên gia nhé!

NGUYÊN NHÂN NÀO GÂY TÊ ĐẦU NGÓN TAY KHI MANG THAI

Đầu tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem đâu là nguyên nhân dẫn đến các đầu ngón tay của mẹ bầu bị tê khi mang thai. Thực chất các chuyên gia sức khỏe sinh sản nữ giới lý giải tình trạng này do:

Thai lớn mẹ bầu tăng cân nhanh vì vậy thai sẽ chèn ép vào những máu máu nên việc tuần hoàn và lưu thông máu khó khăn nhất là ở khu vực đầu ngón tay khiến tình trạng tê xuất hiện.

► Cơ thể mẹ bầu bị thiếu canxi và magie thì kèm với tình trạng bị tê đầu tay thì cơ thể cũng bị phù nề nhiều.

► Trong lúc ngủ mẹ nằm sai tư thế khiến cho đầu ngón tay máu không lưu thông được nên bị tê.

► Mẹ bầu lười vận động cũng khiến cho tay hoặc chân bị tê mỏi.

► Ngoài ra nếu như mẹ bầu bị tiểu đường cũng khiến tình trạng này xuất hiện.

► Mặc khác việc ăn uống thiếu chất như là vitamin B1, B12 hay acid folic cũng làm cho tình trạng tê đầu ở ngón tay xuất hiện nhiều hơn.

Có nhiều nguyên nhân làm cho bà bầu bị tê đầu ngón tay

Có nhiều nguyên nhân làm cho bà bầu bị tê đầu ngón tay

VẬY KHẮC PHỤC TÊ ĐẦU NGÓN TAY KHI MANG THAI NHƯ THẾ NÀO?

Dựa vào nguyên nhân gây tê đầu ngón tay khi đang mang thai thì mẹ bầu có thể khắc phục thông qua một số cách như sau:

1. Nên chú ý việc vận động cơ thể

Khi mang thai thì khả năng lưu thông máu sẽ kém hơn so với người bình thường vì vậy mỗi ngày mẹ bầu cần khởi động các khớp tay chân và các bài tập dành cho bà bầu. Điều này sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn và cải thiện tình trạng tê đầu ngón tay hiệu quả.

2. Hãy ngủ ở tư thế thoải mái

Trong lúc ngủ mẹ bầu cũng chú ý tuyệt đối không nên dùng cánh tay mình để gối đầu hoặc là cho trẻ gối. Còn nếu lúc ngủ thấy tê đầu ngón tay khi đang mang thai thì cần phải thay đổi tư thế để máu lưu thông tốt hơn.

3. Nên xóa bóp nhẹ nhàng

Như đã nói việc lưu thông máu ở các mẹ bầu kém hơn hẳn so với người bình thường vậy nên mỗi ngày mẹ bầu cũng nên chú ý khởi động các khớp tay và massage, xoa bóp nhẹ nhàng sẽ giúp triệu chứng giảm thiểu đáng kể.

4. Hãy chườm đá lạnh

Việc chườm đá lạnh ở đầu ngón tay hoặc những nơi bị tê cũng sẽ giúp giảm tình trạng sưng và đau hiệu quả. Và mẹ bầu cũng lưu ý khi bị tê đầu ngón tay khi mang thai thì không nên chườm nóng vì nó sẽ làm cho tình trạng phù nề ngày càng tăng thêm.

Cần thăm khám định kỳ trong quá trình mang thai

Cần thăm khám định kỳ trong quá trình mang thai

5. Hãy chú ý chế độ ăn uống

Bên cạnh đó mẹ bầu cũng cần phải chú ý đến chế độ ăn uống của bản thân. Hãy nhớ bổ sung những thực phẩm giàu canxi như là sữa, cá, tôm, chua... để đảm bảo dinh dưỡng cho bản thân. Ngoài ra mẹ bầu cũng nên uống nhiều nước, bổ sung chất xơ để giảm thiểu tình trạng táo bón. Trái cây họ cam cùng với các loại ngũ cốc chứa nhiều vitamin A, E và P có tính năng quan trọng đối với mẹ bầu. Hãy tránh xa những chất kích thích, bia rượu thì nó sẽ không tốt cho cơ thể.

6. Tinh thần thoải mái

Ngoài ra trong suốt thai kỳ mẹ bầu cũng đừng quên việc giữ tinh thần thoải mái dễ chịu vì nó cũng có tác động một phần đến sức khỏe. Chỉ khi nào sức khỏe tốt và tinh thần sảng khoái thì các tình trạng như tê chân tay hay mệt mỏi trong thai kì sẽ giảm thiểu.

7. Đừng quên thăm khám định kỳ

Một điều quan trọng nhất để hạn chế tê đầu ngón tay khi mang thai với mẹ bầu đó là cần phải thăm khám định kỳ tại phòng khám chuyên khoa uy tín. Việc thăm khám không chỉ giúp chuyên gia theo dõi tình trạng sức khỏe thai nhi mà còn kịp thời bổ sung nhiều loại thuốc uống, canxi, magie, sắt, kẽm... đầy đủ cho thai phụ. Và nếu tình trạng tê đầu ngón tay do thiếu canxi, magie... thì việc bổ sung sẽ cải thiện hiệu quả.

Vậy là những nội dung chia sẻ đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tê đầu ngón tay khi mang thai và giải pháp khắc phục. Ngoài ra với những câu hỏi và băn khoăn, thắc mắc liên quan cần tư vấn xin đừng ngần ngại vui lòng  click ngay vào khung chát bên dưới để được các chuyên gia tận tình giải đáp ngay!

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người

Bài viết liên quan